BÁC SĨ CÂY TRỒNG – QUYỂN 2 – GIỐNG CÂY TRỒNG

Để giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về giống, vai trò của giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, các tiêu chuẩn chọn giống tốt, một số khái niệm: giống nguyên chủng-giống xác nhận-giống đầu dòng-giống sản xuất-giống lai, các biện pháp nhân giống và ưu nhược điểm, các yêu cầu về canh tác chăm sóc cây giống,.. tất cả sẽ được trình bày trong quyển ebook: GIỐNG CÂY TRỒNG (chuyên đề BÁC SỸ CÂY TRỒNG) do Gs. Ts. Mai Văn Quyền, Ks. Phạm Mạnh Chinh, Ts. Nguyễn Đăng Nghĩa biên soạn, NXB Nông nghiệp ấn hành năm 2005.

Mô tả

Giới thiệu sách Bác sĩ cây trồng – quyển 2 – Giống Cây trồng

Từ xưa ông bà ta đã có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” để nói lên kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Hay câu “trông trời, trông đất, trông nắng, trông mưa”. Khi đó, yếu tố thời tiết đứng đầu tiên quyết định đến “thành bại” sau này của mùa vụ. Yếu tố giống cây trồng chỉ “xếp xó” sau cùng. Tuy nhiên, theo sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật. Nhất là từ sau cuộc “Cách mạng xanh” từ những thập niên 40-60 của thế kỉ trước. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất đã giúp gia tăng đáng kể sản lượng nông nghiệp. Đồng thời giúp giải phóng sức lao động thuần túy bằng cơ giới hóa nông nghiệp. Việc ứng dụng công các công nghệ như công nghệ gen, công nghệ sinh học, công nghệ hóa học,… cũng góp phần không nhỏ đến sự phát triển thần kì của ngành nông nghiệp. Quan niệm trên dường như bị phá vỡ. Thay vào đó yếu tố cây trồng-hay đúng hơn là giống cây trồng là cực kì quan trọng. Giống quyết định đến thành công sau này. Giống tốt: sức chống chịu tốt (chịu hạn, chịu mặn, chịu phèn, kháng sâu bệnh), đạt năng suất cao (so với giống khác cùng loài), có những đặc tính trội có lợi trong sản xuất (nông sản đẹp, ngon, to, dể bảo quản,…), thời gian sinh trưởng ngắn (trồng được nhiều vụ/năm),…

Đọc sách Bác sĩ cây trồng – quyển 2 – Giống Cây trồng

MỤC LỤC SÁCH:
  1. Giống là gì? Thế nào gọi là giống cấy trồng?
  2. Vai trò của giống trong sản xuất nông nghiệp như thế nào?
  3. Giống tốt cần có tiêu chuẩn gì?
  4. Muốn có giống mới ta cần phải làm cách nào?
  5. Giống lai có những ưu nhược điểm gì?
  6. Nhân giống cây trồng bằng những cách nào?
  7. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp nhân giống hữu tính và vô tính là gì?
  8. Các phương pháp ghép cây như thế nào?
  9. Thế nào là giống nguyên chủng? Giống đầu dòng? Giống sản xuất?
  10. Khi chọn hạt giống, cây giống tốt cho sản xuất, ta cần chú ý những gì?
  11. Phương pháp chọn giống lúa cho sản xuất cần làm thế nào?
  12. Thế nào là tính kháng sâu bệnh của giống?
  13. Cách chọn tạo giống kháng sâu bệnh như thế nào?
  14. Cần làm thế nào để bảo quản hạt và cây giống được tốt?
  15. Phương pháp kiểm tra độ thuần của hạt giống
  16. Kiểm tra độ nảy mầm của hạt giống
  17. Làm cho hạt giống nảy mầm nhanh
  18. Xử lý hạt giống, hom giống trước khi trồng
  19. Cách tính lượng giống gieo
  20. Giảm lượng giống gieo trong sản xuất lúa
  21. Các phương pháp gieo cấy lúa và các loại cây khác
  22. Các chú ý để gieo hạt và chăm sóc cây trong vườn ươm được tốt
  23. Cây chuyển gen là gì?
  24. Triển vọng của phương pháp chuyển gen vào thực vật trong sản xuất nông nghiệp

Sách cùng chuyên mục: Cây trồng

tags: #bacsicaytrong #giongcaytrong

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “BÁC SĨ CÂY TRỒNG – QUYỂN 2 – GIỐNG CÂY TRỒNG”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *